Chỉ định: Tiêm vắcxin não Nhật Bản cần thiết cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em trong nhóm tuổi có nguy cơ mắc cao. Những người ở vùng không lưu hành dịch đến nước ta công tác, du lịch.
Chỉ định: Tiêm vắcxin não Nhật Bản cần thiết cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em trong nhóm tuổi có nguy cơ mắc cao. Những người ở vùng không lưu hành dịch đến nước ta công tác, du lịch.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.
Các nguồn lây bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là các loài chim hoang dã và gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa.
Đường lây: qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Muỗi Culex sinh sản mạnh vào mùa hè nên bệnh Viêm Não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa hè, nhất là từ tháng 5 - 7.
Viêm não Nhật Bản do Flavivirus gây ra, viêm não Nhật Bản không lây từ người sang người mà được truyền từ động vật sang người thông qua vết đốt của muỗi mang virus. Muỗi mang virus sau khi hút máu từ động vật (thường là lợn) hoặc chim bị bệnh, sẽ truyền virus sang bạn qua vết muỗi đốt và có thể khiến bạn mắc Viêm não Nhật Bản.
Triệu chứng của Viêm não Nhật Bản
Thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản khoảng từ 5 - 14 ngày, trung bình là 1 tuần. Trong thời gian này, người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng.
Như vậy, Trong thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị viêm não Nhật Bản đặc hiệu, do đó tiêm vắc xin phòng bệnh và diệt muỗi xung quanh môi trường sống là biện pháp phòng ngừa viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, do vi rút viêm não Nhật Bản B gây ra. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt, nguồn bệnh chủ yếu từ máu của các loài chim hoang dã và các loài gia súc như heo, ngựa…Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao ở trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, những trường hợp qua khỏi cũng có tỷ lệ di chứng như bại liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần...
Tại sao viêm não Nhật Bản lại nguy hiểm?
Tỷ lệ tử vong cao: Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây tử vong. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng rối loạn hô hấp, tim mạch trầm trọng. Tử vong ở giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng đặc biệt như: Viêm phổi, suy kiệt,...
Di chứng nặng nề: Ngay cả khi sống sót, nhiều bệnh nhân vẫn phải đối mặt với những di chứng như bại liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu: Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản. Vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình.
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản (viết tắt là VNNB) đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh VNNB chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB. Tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở vùng đồng bằng cao hơn vùng rừng núi và ở nông thôn cao hơn thành phố. Sau khi nhiễm bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền.
Biểu hiện của bệnh với các triệu chứng:
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt. Đau đầu, buồn nôn, dần dần rối loạn tri giác (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê). Co giật, thường co giật toàn thân. Gồng duỗi hoặc ưỡn, rối loạn nhịp thở, tiêu tiểu không tự chủ.
- Bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng đến hôn mê và tử vong. Nếu qua giai đoạn đó có thể diễn tiến di chứng tùy mức độ tổn thương não. Tỉ lệ tử vong khoảng 10 - 20%.
- Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở một số trẻ nhỏ còn là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn… gây nhầm lẫn giống như ngộ độc ăn uống.
Ảnh nguồn: Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam
Cách phòng, chống hiệu quả nhất
- Tiêm phòng vắc xin: Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Viêm não Nhật Bản được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia tại Việt Nam từ 1997 áp dụng cho tất cả các trẻ trên 1 tuổi với lịch chích 3 mũi.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi : Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:
Ảnh nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố
- Diệt muỗi: Vệ sinh môi trường, sử dụng thuốc diệt muỗi, màn chống muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà,…
- Mặc quần áo dài tay: Khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối, nên mặc quần áo dài tay, đi giày kín mũi để tránh bị muỗi đốt.
- Ngủ màn: Ngủ màn kể cả ban ngày giúp ngăn ngừa muỗi đốt, đặc biệt là vào ban đêm khi muỗi hoạt động mạnh.
Tiêm vắc xin Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:
Khoảng 40% người tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có các phản ứng phụ nhẹ và nhanh chóng biến mất như: đỏ, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm, đau đầu, đau cơ.
Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn như nổi ban đỏ mày đay ngứa ngáy, phù ở mặt, và khó thở rất hiếm xảy ra. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau tiêm phòng hãy báo ngay cho cán bộ y tế.
Hầu hết mọi người đều có thể tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản một cách an toàn nhưng nếu bạn đang sốt, đang mang thai hoặc cho con bú hãy hỏi bác sỹ và cán bộ y tế về việc tiêm phòng vắc xin của mình. Vắc xin không được khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi bởi vì chưa khẳng định được sự an toàn và hiệu quả của vắc xin đối với trẻ em lứa tuổi này. Bạn cũng không nên tiêm vắc xin nếu đã có phản ứng dị ứng mạnh với bất cứ thành phần nào của vắc xin trong quá khứ.
Vì tiêm phòng vắc xin Viêm não Nhật Bản không đem lại hiệu quả 100% phòng bệnh, bạn nên tự bảo vệ mình tránh bị muỗi đốt khi đi du lịch hay khi đang sống tại các vùng có nguy cơ bị bệnh bằng cách:
Luôn sử dụng màn khi ngủ, có thể tẩm các loại hóa chất chống muỗi vào màn để tăng hiệu quả tránh bị muỗi đốt.
Phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi có trong nhà.
Phòng tránh muỗi đốt vào buổi chiều tối: muỗi mang virus Viêm não Nhật Bản thường hoạt động mạnh và truyền bệnh vào buổi chiều tối vì vậy hãy mặc áo dài tay, quần dài và đi tất để tránh bị muỗi đốt. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi bởi vì muỗi có thể đốt xuyên qua khi chúng ta mặc quần áo quá bó sát cơ thể.
Sử dụng các loại thuốc bôi hoặc xịt lên da chống muỗi đốt. Nhiều loại thuốc có chứa chất DEET nhưng nếu bạn bị dị ứng với các loại thuốc này bạn có thể sử dụng thuốc có thành phần Dimethyl phthalate hoặc dầu khuynh diệp. Khi sử dụng các loại thuốc chống muỗi này hãy lưu ý một số điều sau:
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản hiệu quả cho bản thân và gia đình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BS. Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở châu Á – Thái Bình Dương, chưa có điều trị đặc hiệu, với tỉ lệ mắc là 67.900 ca/năm (tỉ lệ mắc mới: 1.8/100.000 dân), tỉ lệ tử vong là 25-30%, 50% số bệnh nhân sống có di chứng thần kinh nặng nề. Do đó, thông tin về viêm não Nhật Bản vẫn là một trong những vấn đề cần quan tâm để bảo vệ sức khỏe cho mọi người.