Truyền thông đề cập đến các kênh liên lạc mà thông qua đó, doanh nghiệp phổ biến tin tức, âm nhạc, phim ảnh, giáo dục, thông điệp quảng cáo,... tới cộng đồng, thu hút các đối tượng mục tiêu.
Truyền thông đề cập đến các kênh liên lạc mà thông qua đó, doanh nghiệp phổ biến tin tức, âm nhạc, phim ảnh, giáo dục, thông điệp quảng cáo,... tới cộng đồng, thu hút các đối tượng mục tiêu.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là một trường đại học công lập có ngành Truyền thông đa phương tiện được đánh giá cao. Mặc dù đây là ngành mới của trường nhưng số lượng các bạn sinh viên theo học mỗi năm vô cùng cạnh tranh.
Ngoài những môn học đại cương thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện qua nhiều môn học chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ vận dụng tốt các kiến thức về xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như kiến thức chuyên ngành vào việc làm thực tế, phát triển năng lực hình thành và quản trị ý tưởng truyền thông, thiết kế kế hoạch và hoạt động truyền thông,.
Hiện tại, mỗi trường đại học có đa dạng phương thức xét tuyển khác nhau. Vì thế, nếu bạn dự định theo học và lựa chọn trường đại học nào, bạn cần tham khảo kỹ phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu xét tuyển, và điều kiện xét tuyển như thế nào. Bên cạnh đó, các mốc thời gian xét tuyển cũng quan trọng, giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch học tập, chuẩn bị hồ sơ và lên chiến lược kỹ càng, nắm bắt cơ hội trúng tuyển cao.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn lựa chọn được một cánh cổng Đại học phù hợp. Nếu bạn đang quan tâm đến chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Hoa Sen thì hãy nhấn hotline hoặc truy cập website để tìm hiểu chi tiết!
Vấn đề chọn trường đào tạo chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện gây hoang mang cho nhiều thí sinh trước mỗi kỳ thi. Chỉ khi các bạn chọn đúng cánh cửa đại học các bạn mới có cơ hội phát triển năng lực bản thân. Sau đây là các tiêu chí chọn trường phù hợp cho bạn tham khảo:
Thông điệp truyền thông là những gì doanh nghiệp muốn truyền tải khi thực hiện kế hoạch truyền thông. Mỗi thông điệp cần đặt ra mục đích cụ thể, nhằm thúc đẩy hành động bằng cách giúp công chúng giải đáp các câu hỏi: Tại sao tôi cần quan tâm/ tin tưởng/ mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn?
Các thông điệp truyền thông cần phải dễ hiểu, ngắn gọn và dễ nhớ, tuy nhiên, lưu ý rằng thông điệp không phải là slogan. Để xác định các thông điệp truyền thông phù hợp, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của công chúng mục tiêu.
Các thông điệp truyền thông cần phải xuất phát từ việc công chúng quan tâm tới điều gì, cần gì để nói về cái đó và đưa đến cái đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của công chúng mục tiêu. Nói cách khác, thông điệp truyền thông cần phải được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của công chúng mục tiêu, đồng thời giúp thuyết phục công chúng hành động theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn.
Cách để truyền tải thông điệp và câu chuyện đến công chúng mục tiêu hiệu quả là sử dụng phong cách kể chuyện hấp dẫn và thu hút. Bằng cách sử dụng các yếu tố như truyện kinh dị, chuyện lạ, chuyện gây tranh cãi, người nổi tiếng,... để tạo được sự chú ý và tò mò của công chúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các concept truyền thông bất biến này không phải lúc nào cũng phù hợp với mục tiêu và đối tượng công chúng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Để tạo được câu chuyện hấp dẫn và thu hút, cần phải sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, truyền tải cảm xúc và tạo ra sự tương tác với công chúng thông qua câu chuyện.
Mục tiêu truyền thông của các hoạt động xã hội, các dự án phải cụ thể, rõ ràng nhằm đo lường được. Có thể sử dụng mục tiêu SMART để đặt mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, tính thực tế, khả năng thực hiện và có thời hạn nhất định.
Quá trình truyền thông bao gồm 9 yếu tố cơ bản:
Người gửi (sender): Là phía gửi thông điệp cho bên còn lại (thuật ngữ này còn được gọi là nguồn truyền thông)
Người nhận (receiver): Là bên nhận thông tin do sender gửi đến
Mã hóa (encoding): Là quá trình để chuyển các ý tưởng thành các biểu tượng
Giải mã (decoding): Quá trình mà người nhận giải nghĩa cho các biểu tượng mà người gửi truyền đến
Nhiễu (noise): Là các yếu tố khiến thông tin bị sai lệch trong quá trình truyền thông, khiến người nhận tiếp nhận một thông điệp không giống với ý nghĩa ban đầu
Thông điệp (message): Là tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi
Phương tiện truyền thông (media): Bao gồm các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận
Đáp ứng (response): Bao gồm những phản ứng khi người nhận tiếp nhận thông điệp
Phản hồi (feedback): Là những phản hồi của người nhận sau khi tiếp nhận thông điệp
Nếu bản thân đã nắm vững được những yếu tố trên thì cơ hội nghề nghiệp vô cùng đa dạng, thú vị và rộng mở:
Là người chịu trách nhiệm rà soát, kiểm chứng lại toàn bộ tính đúng đắn của thông tin cũng như cách trình bày sao cho nội dung được chỉn chu trước khi xuất bản. Vị trí biên tập viên thường có trong các hãng phim, tòa soạn báo, đài truyền hình, nhà xuất bản sách hay các công ty truyền thông,… Nghề biên tập viên yêu cầu phải có kỹ năng viết lách “thượng thừa”, tỉ mỉ, tư duy nhanh nhạy cùng khả năng ngoại ngữ tốt.
Còn được biết là nhà báo hay ký giả làm việc ở đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, hãng thông tấn,… Nhiệm vụ chính của phóng viên là đi thu thập thông tin, quan sát, ghi chép, xử lý để đưa thông tin đó đến với công chúng.
Phóng viên có thể đảm nhận nhiều vị trí nghiệp vụ khác nhau như: Phóng viên chiến trường; Phóng viên không biên giới; phóng viên truyền hình;…
Để trở thành một phóng viên thực thụ đòi hỏi bạn phải có kỹ năng:
– Viết bài xúc tích, rõ ràng, thuyết phục.
– Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn để thu thập thông tin
– Nhạy bén với tin tức, phân tích, xử lý thông tin nhanh chóng.
– Làm việc tốt dưới cường độ công việc dày đặc và áp lực cao.
– Luôn trung thực, đưa thông tin chính xác, không thêm bớt gây lệch lạc thông tin.
Công việc chính là ghi hình, chụp ảnh minh họa,… tùy thuộc vào công ty, lĩnh vực hoạt động. Bạn có thể làm việc trong studio hoặc làm việc ngoài môi trường thực tế.
Ngành nghề này đòi hỏi bạn cần thành thạo các thiết bị cùng kỹ năng sản xuất, nắm vững các nghiệp vụ báo chí để sản phẩm đáp ứng đúng quy chuẩn ngành. Ngoài ra, bạn cần có thể trạng tốt để thích nghi với môi trường làm việc khắc nghiệt.
Vị trí công việc này yêu cầu bạn phải biết cách sắp xếp, kết hợp các cảnh quay thô với kỹ thuật cắt ghép, chỉnh sửa, thêm hiệu ứng để tạo ra những thước phim hợp lý, hấp dẫn, sống động. Tương tự như quay phim, công việc này cũng cần đảm bảo các quy tắc nghề nghiệp. Bạn có thể tua nhanh, làm chậm “phù phép” để video thu hút hơn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của nội dung.
MC – Master of Ceremonies hay người dẫn chương trình là người dẫn dắt, giúp kết nối, truyền tải thông tin đến khán giả trong các sự kiện hội nghị lớn nhỏ, các chương trình truyền hình,… Đây là công việc yêu cầu khá nhiều kỹ năng như: hoạt ngôn, xử lý tình huống nhanh, tự tin trước đám đông, phát âm chuẩn, ngôn ngữ hình thể đẹp,…
Công việc của phát thanh viên thường gắn liền với biên tập trên đài phát thanh, cụ thể nhiệm vụ là sử dụng giọng nói của mình để diễn đạt thông tin từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói tới người nghe một cách mạch lạc, rõ ràng.
Phát thanh viên là nghề đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy ứng biến, ngôn ngữ linh hoạt và khả năng ngoại ngữ tốt. Các thông tin tiếp nhận mỗi ngày là vô kể nên các phát thanh viên cũng phải liên tục cập nhật xu hướng để lối diễn đạt luôn được mới mẻ, hợp thời, tránh gây nhàm chán cho người nghe.
Ngoài làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam, bạn còn có thể làm việc tại các kênh truyền hình lớn, hoặc đài radio.
Nghề sáng tạo nội dung – Content Creator đang khá tiềm năng và thu hút rất nhiều người tham gia. Đây là quá trình nghiên cứu và tạo ra các nội dung hấp dẫn nhằm thu hút đối tượng mục tiêu.
Công việc Content Creator đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng viết lách tốt, có mắt thẩm mỹ, nắm bắt thông tin, xu hướng nhanh, thích ứng tốt và phải sử dụng thành thạo các công cụ chỉnh sửa hình ảnh, video.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, Content Creator có rất nhiều “đất diễn” để phô ra tài năng của mình như: làm video, blog, email, hình ảnh, podcast,…
Nếu làm việc tại công ty, những vị trí như: biên tập viên, graphic designer, biên tập video,… cũng đều có thể gọi là Content Creator.
Nhà sáng tạo nội dung cần có tư duy nghệ thuật để tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm của mình