Lịch thanh toán khoản vay dự kiến *
Lịch thanh toán khoản vay dự kiến *
Đường Cổ Nhuế dài 3.200m, rộng 5-7m. Từ ngã tư đường Phạm Văn Đồng - phố Trần Cung đến ngã ba rẽ vào Trường Đại học Mỏ địa chất.
Đường Cổ Nhuế dài 3.200m, rộng 5-7m.
Từ ngã tư đường Phạm Văn Đồng - phố Trần Cung đến ngã ba rẽ vào Trường Đại học Mỏ địa chất.
Tên đường được đặt tháng 12/2006.
Xã Cổ Nhuế còn có tên nôm là Kẻ Noi, gồm 4 thôn: Cổ Nhuế Đống, Cổ Nhuế Hoàng, Cổ Nhuế Trù, Cổ Nhuế Viên. Trước năm 1942 là ba xã Cổ Nhuế (Trù Đống, Hoàng, Viên), tổng Cổ Nhuế, phủ Hoài Đức, sau thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội. Năm 1945 là ba xã thuộc quân V ngoại thành Hà Nội, từ năm 1961 thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.
Cổ Nhuế là làng có truyền thống hiếu học và thợ may lâu năm.
(HNMĐT) - Hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống vốn từ một làng Cổ Nhuế (tên Nôm là Kẻ Noi) tách ra vào giữa thời Lý. Từ xa xưa đến đầu thế kỷ XX, hai làng nằm trong xã Cổ Nhuế (cùng với các làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên) thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ năm 1888 trở đi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông). Năm 1926, hai làng tách ra thành một xã riêng gọi là Cổ Nhuế Trù - Đống, dân số có 2034 người.
Sau Cách mạng Tháng Tám, xã Cổ Nhuế Trù - Đống nhập với hai xã Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên thành xã Cổ Nhuế thuộc quận 5 ngoại thành Hà Nội, đến năm 1961 là một xã của huyện Từ Liêm cho đến nay.
Hai làng Cổ Nhuế Trù và Cổ Nhuế Đống xưa cũng là làng nông nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi. Song đến năm ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng của hai làng bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại. Nhờ kinh nghiệm thâm canh nên dân làng tạo được giống ngô nếp rất dẻo và thơm, có tiếng trong vùng. Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng đã tìm học được nghề may để sinh sống. Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang hai làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên. Rất đông thợ ma của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng. Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng.
Nghề may không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho dân hai làng mà còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội của làng, đặc biệt là làm hình thành đội ngũ công nhân may mặc có tay nghề cao, có ý thức cao về vị thế xã hội của mình. Đây là cơ sở để hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Mùa hè năm 1938, đã thành lập Hội ái hữu thợ may Cổ Nhuế, sau đó đông đảo thợ may Cổ Nhuế cùng nông dân đã đưa đơn kiện bọn cường hào làng xã thu lạm tiền thuế thân từ 2,5 đồng lên 3 đồng một suất và đã giành được thắng lợi. Đồng chí Văn Tiến Dũng (người thôn Cổ Nhuế Hoàng) là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội đã viết bài trên báo Tin tức - tờ báo công khai của Đảng ta để cổ động cuộc đấu tranh. Năm 1939 diễn ra cuộc đấu tranh đòi tăng lương của 600 thợ may Cô Nhuế ở Sở Quân nhu. Sau đó, Cổ Nhuế trở thành một điểm trong An toàn khu của Trung ương. Cuôi năm 1940, Chi bộ Cổ Nhuế được thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền.
Về di tích lịch sử, thôn Đống còn ngôi nhà thờ ông Nguyễn Hữu Đạo là quan Thái y viện - cơ quan chăm sóc sức khỏe của vua và hoàng tộc vào thời Lê - Trịnh, từng chữa khỏi bệnh cho Hoàng hậu - vợ Vua Lê Hiển Tông. Về sau, ông Đạo còn theo quân ra trận, lập được nhiều công nên được phong làm “Thống suất binh Nam, Thượng tướng quân”. Nhà thờ được làm bằng 36 cột đá, do chính Vua Lê Hiển Tông tặng sau khi ông Đạo về hưu. Trong nhà thờ hiện còn một bảng khắc gỗ ghi lại bài thơ thất ngôn bát tuyệt ca ngợi tài đức của ông Đạo, song điều đặc biệt là một câu có một từ chỉ một vị thuốc quý mà ông đã dùng để chữa bệnh.
Thôn Trù còn một ngôi miếu nhỏ, bên trong còn tấm bia dựng năm Vĩnh Khánh thứ hai (1731) ghi việc ông ông Đỗ Pháp Hiển làm quan trong đội Cấm quân, có công hộ vệ vua đi tuần thú thoát khỏi bị bão đánh đắm thuyền ở cửa biển Thần Phù (Nghệ An) nên được thăng làm tước Siêu Hải hầu. Vì không có con nên ông bà hiến toàn bộ số ruộng của mình cho làng và được làm tôn làm hậu thần làng.
TT (HÀ NỘI) – Chỉ một đoạn đường hơn 2km nối ngã tư Cổ Nhuế – Phạm Văn Đồng với xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm, Hà Nội) nhưng có rất nhiều ổ gà, mặt đường lầy lội vì bị băm nát và cảnh tắc đường, kẹt xe ở đây là chuyện… hằng ngày.
Mặt đường Cổ Nhuế bẩn và lầy lội – Ảnh: N.HÀ
Nguyễn Thị Phương, sinh viên năm 3 Học viện Tài chính – kế toán, còn nhớ: “Đợt thi học kỳ môn tiếng Anh, tôi đi xe gần đến trường thì cả người và xe lao nhằm một ổ voi, nước bắn tung tóe bẩn hết quần áo, đi một đoạn lại bị tắc đường, thế là muộn thi. Kỳ đó tôi bị mất học bổng vì phải thi lại…”.
Theo người dân sống hai bên đường, trong vòng năm năm trở lại đây TP Hà Nội nhiều lần cho sửa con đường này, nhưng chỉ một thời gian ngắn mặt đường lại lở loét do bị đào xới để sửa ống nước, cống thoát nước. Tuyến đường này dù cắm biển hạn chế nhưng vẫn có nhiều xe tải vận chuyển hàng chạy qua.
Chị Lương, chủ một cửa hàng ở đường Cổ Nhuế, than thở: “Trời chỉ mưa một trận là ngập, nước lại lâu thoát, chúng tôi mua gạch về lát cho cao lên nhưng cũng chỉ được mấy ngày… Đường vừa nhỏ vừa xấu, lại đông xe cộ nên mỗi ngày tắc đường 5-6 lần”.
Ông Phạm Trọng Nhi, trưởng phòng quản lý giao thông Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 2 – đơn vị quản lý đường Cổ Nhuế, giãi bày: “Việc duy tu, sửa chữa con đường này chúng tôi vẫn làm thường xuyên, nhưng cũng chỉ dừng ở mức vá các ổ gà và sửa từng đoạn nhỏ vì… kinh phí hạn hẹp. Còn muốn sửa tổng thể phải chờ khi có dự án của Sở Giao thông vận tải Hà Nội”. Cũng theo ông Nhi, khoảng năm 2002 sở có một dự án làm lại con đường này nhưng cũng chỉ sửa được một đoạn, kể từ đó chưa thấy có dự án nào nữa.
Đường Cổ Nhuế nằm trên tuyến đường 69 trước đây nối trung tâm Hà Nội với bến phà Chèm (phà vượt sông Hồng khi chưa có cầu Thăng Long), nay nối từ đường Phạm Văn Đồng vào cụm các viện nghiên cứu, trường đại học như ĐH Mỏ – địa chất, Học viện Tài chính – kế toán, CĐ Tài nguyên – môi trường, Viện Khoa học lâm nghiệp VN, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Bảo vệ thực vật… Do mặt đường hẹp, việc thi công các hệ thống viễn thông, cấp – thoát nước không đồng bộ, cộng thêm nút giao cắt với đường sắt (nối từ ga Phú Diễn đi cầu Thăng Long) nên cứ giờ cao điểm buổi sáng và chiều tối hằng ngày, cảnh tắc đường kéo dài lại diễn ra tại đây.