- Lăng Bác (hay còn được gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) là nơi đặt thi hài của Bác Hồ. Lăng được khởi công chính thức ngày 2/9/1973 tại lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử.
- Lăng Bác (hay còn được gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) là nơi đặt thi hài của Bác Hồ. Lăng được khởi công chính thức ngày 2/9/1973 tại lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Vào mùa hè (tháng 4 đến tháng 10), thời gian Viếng Lăng từ 7h30 đến 10h30.
Vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), từ 8h đến 11h
Vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, thời gian viếng lăng sẽ được thêm 30 phút, tạo điều kiện cho du khách đến viếng.
Lăng Bác không mở cửa vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Hàng năm, lăng Bác thường dành thời gian 4 tháng (thường là sau ngày Quốc khánh) để tu bổ, bảo trì nhưng một số điểm tham quan trong lăng Bác như nhà sàn, ao cá, đường xoài,bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn mở cửa đón khách.
Lăng Bác nằm trên nền đất cũ của quảng trường Ba Đình – nơi Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày 2/9/1945. Kiến trúc của Lăng Bác được thiết kế theo 3 lớp với chiều cao 21,6m. Lớp dưới cùng có kết cấu bậc nhiều cấp, lớp giữa là phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên mái lăng được cách điệu hình bông sen nở. Trước mặt chính lăng là dòng chữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc.
Khi du khách vào viếng lăng sẽ phải đi qua cửa kiểm tra an ninh, kiểm tra đồ đạc và những vật dụng không được mang theo vào lăng như máy ảnh, máy quay phim, đồ ăn, nước uống, đồ vật cồng kềnh… Sau đó, du khách sẽ đi qua hành lang dài để tới khu vực lăng Bác. Bước lên các bậc thang vào trong lăng, bạn sẽ thấy trong lăng rất mát, có thể nói là lạnh bởi nhiệt độ luôn duy trì ở mức thấp. Sau khi đi qua phòng thi hài Bác, du khách sẽ được hướng dẫn ra ngoài.
Nhà sàn – ao cá là tên gọi khác của khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên phủ Chủ Tịch, đây là nơi ở và làm việc của Người từ năm 1945 đến 1969. Nhà sàn gỗ là nơi bác sống, được xây theo kiểu nhà sàn của người dân tộc, tầng dưới là nơi bác họp, làm việc với bộ bàn ghế gỗ đơn giản. Hiện nay, nhà sàn đã được sửa sang lại để phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách.
Đi thêm vài bước chân là du khách đã đến ao cá rộng hơn ba nghìn mét vuông, cá được thả là những loại cá thường như trắm, mè, rô phi… Du khách đến đây cũng sẽ thấy vườn cây của bác với đủ các loại như ổi, cam, mít… khiến khu vườn mùa hè càng thêm mát mẻ.
Du khách đến nơi đây có thể thấy rõ không gian sống và phong cách giản dị của Người.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế bởi nhóm liên hiệp trang trí Mỹ Thuật Maxcova và hội kiến trúc Mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hiện vật (bản viết tay gốc, quần áo cải trang, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày…), hình ảnh về cuộc đời Bác gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỉ 19.
Giờ mở cửa: buổi sáng từ 8h – 11h30, buổi chiều từ 13h30 – 16h.
Chùa Một Cột có tên khác là Chùa Mật, Diên Hựu tụ, Liên Hoa đài, là biểu tượng lâu đời có từ thời nhà Lý, xây dựng năm 1049. Sau khi bị thực dân Pháp phá hủy, chùa được phục dựng lại trên nền cũ, giữ nguyên kiến trúc chùa một cột với đài liên hoa có mãi cong đều, họa tiết lưỡng long chầu nguyệt trên đỉnh chùa.
Đây là nơi du khách có thể mua sắm những đồ dùng lư niệm khi đi tham quan lăng như mũ tai bèo, ảnh Bác, áo in hình Bác… Thưởng thức ly nước uống mát lạnh ở khu trung tâm rồi di chuyển ra bãi xe ra ngoài lăng.
Với những chia sẻ trên về Địa chỉ Lăng Bác ở Hà Nội và một số kinh nghiệm khi vào viếng lăng, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang bổ ích nhất.
Tham khảo Tour Du Lịch Hà Nội Trọn Gói Khuyến Mại và liên hệ ngay theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218
Chúc bạn có kì nghỉ tuyệt vời bên gia đình và bạn bè!
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội) cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vào Lăng viếng Bác, UBND thành phố Hà Nội đã bố trí các vị trí, tuyến phố để sắp xếp phương tiện dừng, đỗ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông...
Lực lượng CSGT thực hiện nhiệm vụ phân luồng, phân làn giao thông dịp nghỉ lễ.
Cụ thể, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng hướng dẫn các phương tiện tạm dừng đỗ tại 9 vị trí:
Vị trí 1, trong khuôn viên bãi đỗ xe Bảo tàng Hồ Chí Minh (địa chỉ: số 19A, 19B phố Ngọc Hà).
Vị trí 2, phố Ngọc Hà (đoạn từ Lê Hồng Phong đến 19C Ngọc Hà, bên dãy số lẻ).
Vị trí 3, điểm trông giữ xe công cộng Ngọc Hà (đoạn đầu dốc Ngọc Hà, cạnh Công viên Bách Thảo).
Vị trí 4, phố Lê Hồng Phong (đoạn có dải phân cách từ Ông Ích Khiêm đến Ngọc Hà).
Vị trí 5, phố Hoàng Diệu (đoạn từ lòng đường mở rộng thiết kế bãi đỗ xe đối diện tượng đài Bắc Sơn đến Phan Đình Phùng).
Vị trí 6, đường Hùng Vương (đoạn từ Lê Hồng Phong đến Trần Phú) ưu tiên xe 45 chỗ để tại đây.
Vị trí 7, bãi đỗ xe của khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội (số 19C Hoàng Diệu).
Vị trí 8, trong khuôn viên sân của nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa.
Vị trí 9, hai bên đường trục Văn Cao (đoạn từ Liễu Giai đến Trích Sài).
Phòng Cảnh sát giao thông lưu ý, khi số lượng xe ô tô tăng cao dịp cao điểm lễ, sự kiện lớn, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng chủ động hướng dẫn phương tiện đỗ trên tuyến Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư (quận Hoàn Kiếm) và trong công viên Bách Thảo. Các phương tiện di chuyển theo hướng dẫn của lực lượng chức năng ứng trực trên đường.
Đông đảo đồng bào cả nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp nghỉ lễ.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1266/UBND-KTN về công tác chuẩn bị phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương.
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất về chủ trương triển khai thực hiện một số nội dung liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương theo đề xuất của Liên ngành: Sở Giao thông Vận tải và Sở Du lịch tại Báo cáo số 438/BCLN-SGTVT-SDL ngày 27/4/2023.
Giao Sở Giao thông Vận tải, Sở Du lịch thông tin rộng rãi đến người dân và khách du lịch biết, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật; đối với những nội dung vướng mắc phát sinh, chủ động theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
Giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải trong việc thực hiện hỗ trợ kinh phí với các đơn vị kinh doanh xe du lịch 2 tầng thoáng nóc tổ chức vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023; khối lượng bổ sung, phát sinh đối với 03 tuyến xe buýt điều chỉnh (nếu có); báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.
UBND TP. Hà Nội cũng giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm kiểm tra, rà soát các bãi đất trống để bố trí làm bãi đỗ xe tạm cho phương tiện đưa đón khách du lịch trong các đợt cao điểm, các dịp Lễ, Tết trên địa bàn Thành phố.