Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ngừng phát triển với những kỷ luật và kỹ năng mới phát sinh hàng năm. Với rất nhiều điều để học và quá ít thời gian, việc sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả là điều cần thiết.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ngừng phát triển với những kỷ luật và kỹ năng mới phát sinh hàng năm. Với rất nhiều điều để học và quá ít thời gian, việc sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả là điều cần thiết.
Phương pháp [4+4+2] chính là dành 4 tiếng trong ngày để tập trung học, 2 giờ buổi tối để tự do.
+ 8:00 – 12:00: tập trung học hành
+ 14:00 – 18:00: tập trung học hành
+ 20:00 – 22:00: thời gian tự do
– Thời gian tập trung học: tập trung vào việc học chuyên ngành chính. Và hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết phải hoàn thành
– Thời gian tự do: sở thích, hoàn thiện bản thân, đọc sách, học hỏi kỹ năng.
Trong khoảng thời gian tập trung học, hãy thật sự tập trung, bỏ điện thoại xuống. Giảm bớt sự phân tâm và nâng cao hiệu quả học tập và làm việc, có thể làm những gì mình muốn vào buổi tối.
Mục đính cốt lõi của phương pháp này là chia việc đọc thành 5 bước: đọc thô, đặt câu hỏi, đọc kỹ, kể lại và kiểm tra. Đồng thời sử dụng các câu hỏi khi chắt lọc các kiến thức có trong các bài kiểm tra/ôn tập giữa/cuối kỳ.
Đọc nhanh một lượt để nắm bắt được nội dung chính là gì.
Đặt câu hỏi về nội dung chính của bài, ví dụ bạn có thể đặt câu hỏi dưới góc độ 5W1H.
Thời gian, địa điểm, con người, sự việc, nguyên nhân, phương pháp.
Đọc một cách cẩn thận với các câu hỏi trong đầu, cố gắng tìm được đáp án của các câu hỏi đó.
Bước 4: Kể lại (Self – Recitation)
Lặp lại những nội dung chính bằng văn của bạn để có thể ghi nhớ kỹ và lâu hơn.
Nhằm để học một khái niệm nhanh chóng bằng cách giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu. Nó dựa trên ý tưởng “Nếu bạn muốn hiểu rõ điều gì đó, hãy cố gắng giải thích nó một cách đơn giản nhất.”. Điều này có nghĩa là, bằng cách cố giải thích một khái niệm bằng từ ngữ của mình, chúng ta có thể hiểu nó nhanh hơn rất nhiều.
Bước 1: Viết chủ đề/khái niệm bạn đang học lên đầu 1 tờ giấy A4
Bước 2: Giải thích nó bằng lời của riêng bạn như bạn đang dạy lại người khác.
Bước 3: Xem lại những gì bạn đã viết và khoanh vùng khu vực bạn đã hiểu sai. Khi xác định được nó, hay quay lại ghi chú hoặc đọc lại tài liệu để tìm ra câu trả lời chính xác.
Bước 4: Nếu có bất cứ phần nào trong đó bạn dùng các thuật ngữ kỹ thuật hoặc ngôn ngữ phức tạp. Hãy quay lại và viết những phần này bằng các từ đơn giản hơn để cho một người không có nền tảng giáo dục như bạn cũng có thể hiểu được. Như vậy dù bất kể ai cũng có thể hiểu chủ đề/khái niệm đó một cách dễ dàng.
Nhằm mục đích cốt lõi là tích hợp việc học và ôn tập kiến thức theo tỷ lệ. Với chu kỳ 35 phút sẽ đạt được hiệu quả của việc ôn tập theo từng khoảng thời gian.
Vì hầu hết mọi người chỉ có thể tập trung cao độ 20 phút, nên bạn có thể sử dụng 20 phút này để học những nội dung mới. 15 còn lại thì dành ôn tập những kiến thức cũ.
– Phút 0 – 20: Học kiến thức mới.
– Phút 24 – 26: Ôn tập lại nội dung kiến thức của 1 ngày trước.
– Phút 26 – 28: Ôn tập lại nội dung kiến thức của 1 tuần trước.
– Phút 28 – 30: Ôn tập lại nội dung kiến thức của 1 tháng trước.
– Phút 30 – 35: Ôn tập lại nội dung kiến thức của ngày hôm nay.
Điều nhấn mạnh là khi bạn bước vào một lĩnh vực nào đó. Bạn không nên nghĩ đến việc bắt đầu lại từ đầu mà hãy học cách đứng trên vai những người khổng lồ. Để học hỏi và nhanh chóng xây dựng kiến thức về lĩnh vực đó.
Những gì bạn muốn học, nhất định cũng có người đang nghiên cứu về nó. Vậy nên bước đầu tiên của phương pháp này chính là đi tìm người khổng lồ đó. Chẳng hạn như các chuyên gia trong lĩnh vực đó, những quyển sách kinh điển và các khóa học chất lượng cao.
Bước 2: Học hỏi từ người khổng lồ.
Tiếp thu đầy đủ khung kiến thức của người khổng lồ. Vì người ta đã cô đọng những kiến thức quan trọng nhất về lĩnh vực này rồi.
Điều chúng ta cần làm là hấp thụ những tinh hoa tinh túy này.
Bước 3: Tổng hợp những kiến thức đã học.
Mỗi người khổng lồ đều có hệ thống kiến thức riêng và chúng ta có thể học hỏi từ nhiều người. Sau đó tổng hợp chúng vào khung kiến thức của riêng mình để nhanh chóng xây dựng những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của lĩnh vực đó.
Phương pháp [5+1+1] chính là 5 ngày một tuần được sử dụng để học tập, 1 ngày rảnh rỗi được sử dụng để hoàn thiện bản thân, 1 ngày ôn tập được sử dụng để tổng kết và đúc kết kinh nghiệm.
5 ngày làm học tập/làm việc: Chủ yếu được sử dụng để giải quyết các nội dung cốt lõi. Như công việc và học tập (có thể áp dụng phương pháp 4+4+2 cho 5 ngày này).
1 ngày rảnh rỗi: dùng chủ yếu để thư giãn, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống.
1 ngày ôn tập: sắp xếp những việc chưa hoàn thành trong tuần đó. Kiểm tra những thiếu sót và điền vào chỗ trống. Đồng thời lên kế hoạch những việc cần làm vào tuần tới.
Trên đây là 06 phương pháp học tập hiệu quả và nhanh chóng. Mà các học bá đã đúc rút và chia sẻ với các bạn. Hicampus hy vọng các bạn có thể áp dụng các cách phù hợp với mình để có thể đạt được hiệu suất cao trong học tập và công việc!
Kết nối cùng Hicampus để được tư vấn về các chương trình đào tạo và chỉ tiêu học bổng nhé!
Hiện nay, sinh viên có quá nhiều việc cần giải quyết trong một ngày, như lên giảng đường học lý thuyết, học thực hành, làm bài tập nhóm, sinh hoạt đoàn - đội - nhóm, bạn bè, sinh hoạt các nhân. Tuy nhiên, quỹ thời gian mà các bạn sinh viên có cũng chỉ 24 giờ và đối với các bạn sinh viên, nó thật sự ít ỏi. Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc ngồi trước máy tính. Thật sự có rất nhiều bạn sinh viên bị chính internet cướp đi tuổi trẻ bởi những giờ lướt Facebook, đọc tin nhảm và bình luận; xem phim, youtube, nghe nhạc; chơi trò chơi trực tuyến. Những thứ đó đang đốt cháy thời gian sức lực tuổi trẻ của các bạn sinh viên và khiến cho việc học tập ngày càng giảm sút. Một số bạn sinh viên khác thì dành thời gian cho làm thêm, những hoạt động xã hội, khi đến thời gian nạp bài tập, tiểu luận, hay đến thời gian thi các bạn lại thức trắng liên tục 12 giờ để học bài. Nhưng kết quả đạt được của lại không cao như mong muốn. Vì vậy, các bạn phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để tập trung công suất cao và đạt kết quả như mong muốn. Phương pháp “Pomodoro”, hay còn gọi là phương pháp “ quả cà chua” được xem là phương pháp học tập trung, sáng tạo và hiệu quả để giải quyết được những vấn đề trên.
Pomodoro tiếng Anh là Pomodoro Technique) là 1 phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc được giới thiệu bởi Francesco Cirillo. Năm 1980, khi còn là sinh viên, Francesco Cirillo nhận thấy sự tập trung thường giảm mạnh sau 1 khoảng thời gian và ông rất khó để tập trung vào các bài học. Sau đó, ông đưa ra phương pháp nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc, thường là 25 phút/phiên và gọi phương pháp này là Pomodoro.
Phương pháp pomodoro có nghĩa là học tập phải kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.
1 Pomodoro = 25 phút làm việc + 5 phút nghỉ giải lao
Phương pháp Pomodoro được thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Decide – Chọn môn sẽ học hay việc mình sẽ làm
Bước 2: Set the timer – Tiến hành đặt thời gian (thông thường đặt 25 phút)
Bước 3: Word – Làm cho hết thời gian
Bước 4: Take a short – Nghỉ giải lao 5 phút
Bước 5: Take a 15-30 - Sau khi lặp lại 4 lần chu trình trên, thì tiến hành nghỉ dài hơn từ 15 – 30 phút.
Các bước để thực hiện 1 pomodoro [5].
Để thực hiện tốt phương pháp, các bạn sinh viên phải tuân thủ các nguyên tắc:
1). Trong thời gian học tập 25 phút, nếu bắt buộc phải gián đoạn thì chúng ta thực hiện lại pomodoro từ đầu, không lấy 1/3 hay 2/3 khoảng thời gian.
2). Trong 25 phút chỉ tập trung hoàn toàn 100% vào việc học.
3). Nếu bạn học xong trước khi Pomodoro kết thúc, bạn cần dùng thời gian còn lại để kiểm tra, ôn lại và tối ưu hóa các vấn đề học tập cho đến khi hết thời gian.
4). Trong các khoảng thời gian nghỉ, các bạn cần phải nghỉ ngơi thực sự. Hãy nhắm mắt thư giãn, thiền, nghe nhạc, đi dạo trong trong phòng, ngắm cảnh hoặc làm những việc đơn giản không cần sử dụng tư duy nhiều. Không nên dùng các thiết bị điện tử hay đọc truyện vì chúng sẽ tăng kích thích vào sự mong đợi háo hức của các bạn và làm bộ não mệt mỏi.
Các bạn sinh viên có thể áp dụng phương pháp này cho việc học tập, ôn tập và thi. Ngoài ra, nó cũng hiệu quả cho việc học ngoại ngữ. Khi mới thực hiện phương pháp này, các bạn sinh viên có thể hoàn thành được việc học như mục tiêu đề ra. Nhưng khi thực hiện được 3 đến 4 pomodoro, nó sẽ tạo cho các bạn thói quen, việc học sẽ diễn ra hiệu quả hơn với cường độ tập trung cao trong 25 phút học tập.
Phương pháp giúp các bạn sinh viên quản lý thời gian hiệu quả và năng suất. Đồng thời, giúp các bạn sinh viên giảm được căng thẳng trong học tập, ôn tập và thi cử. Thực hiện đúng quy trình của 1 pomodoro và nghỉ ngơi hiệu quả trong 5 phút, cơ thể các bạn sẽ lấy lại cân bằng giúp các bạn luôn tràn đầy năng lượng dù phải làm việc cả ngày. Phương pháp Pomodoro sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn không chỉ vào mỗi mùa thi và trong bất cứ hoàn cảnh hay công việc nào.
1.http://donghocachua.com.vn/blog-chia-se/phuong-phap-pomodoro-la-gi.html.
2.https://en.wikipedia.org/wiki/Pomodoro_Technique.
3.https://baomoi.com/quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-hon-voi-phuong-phap-pomodoro/c/23399551.epi.
4. http://www.happyasannie.com/pomodoro-technique/.
5. https://medium.com/the-crossover-cast/the-pomodoro-technique.