Sinh Viên Bị Buộc Thôi Học

Sinh Viên Bị Buộc Thôi Học

Theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Giáo viên đánh học sinh bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Do đó, theo quy định trên giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử phạt hành chính. Cô M đã đánh con gái của bạn thì có thể bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, cô M còn phải xin lỗi công khai con gái bạn trừ trường hợp bạn yêu cầu không xin lỗi công khai.

Giáo viên đánh học sinh lần đầu có bị buộc thôi việc không?

Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định ứng xử của giáo viên như sau:

1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức như sau:

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau:

1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

Như vậy, theo quy định trên nếu như giáo viên lần đầu đánh học sinh nhưng nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị buộc thôi việc.

Việc cô M lần đầu tiên đánh con gái bạn có bị buộc thôi việc hay không còn phụ thuộc vào mức độ hành vi và sự quyết định của nhà trường.

Với chương trình đào tạo theo tín chỉ

Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Cụ thể, theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định, đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên các điều kiện:

- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu bị cảnh báo học tập nhiều lần, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Lưu ý, quy chế của cơ sở đào tạo phải có quy định cụ thể về:

- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Với chương trình đào tạo theo niên chế

Theo a khoản 4 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học, điều kiện cảnh báo học tập là:

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Đồng thời, cũng theo Điều 12, cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện:

- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

- Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Trường hợp sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường được học tiếp lên lớp nhưng cũng không thuộc diện buộc thôi học thì được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

Trên đây là giải đáp về: Sinh viên bị buộc thôi học khi nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM mới đây đã ban hành 6 quyết định cảnh báo 2.252 sinh viên (SV) tự ý bỏ học trong học kỳ I năm học 2019-2020.

Trong số này có 393 SV bậc ĐH hệ chính quy khóa 2017-2021; 282 SV bậc ĐH hệ chính quy khóa 2016-2020; 162 SV bậc CĐ hệ chính quy khóa 2017-2020; 897 SV bậc CĐ hệ chính quy khóa học 2018-2021; 507 SV bậc ĐH hệ chính quy khóa 2018-2022 và 11 SV hệ ĐH liên thông vừa học vừa làm khóa 2018-2020 trong danh sách SV bị cảnh báo.

PGS-TS Lê Văn Tán, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết 2.252 SV ĐH, CĐ, liên thông hệ vừa làm vừa học bị cảnh báo học vụ không phải là nhiều so với quy mô khoảng 34.000 SV (ĐH chính quy 27.000; CĐ gần 7.000) mà trường đang đào tạo, cũng không tăng so với các đợt cảnh báo học vụ trước.

Ở trường, sau mỗi học kỳ, nhà trường đều có thông báo cảnh báo kết quả học tập đối với những SV có kết quả học tập kém, SV tự ý bỏ học. Việc cảnh báo này nhằm giúp SV biết, từ đó có phương án học tập phù hợp để có thể tốt nghiệp trong thời gian học tập cho phép. Sau mỗi đợt cảnh báo học vụ, có khoảng 60% SV trở lại học tập, cải thiện điểm trung bình chung tích lũy năm học… số còn lại bị buộc thôi học.

Ở nhiều trường ĐH khác, hằng năm các trường cũng cảnh báo học vụ hàng trăm, hàng ngàn sinh viên và một tỉ lệ lớn trong số đó sau này bị buộc thôi học. Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có quy mô đào tạo gần 10.000 SV, sau mỗi học kỳ có khoảng 400 SV bị cảnh báo học vụ; số SV bị buộc thôi học sau 2 lần liên tiếp cảnh báo học vụ khoảng 200 SV. Tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, mỗi năm có gần 300 SV bị buộc thôi học. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM mỗi năm có khoảng 400 SV bị buộc thôi học...

Gần đây, Trường ĐH Tài chính Marketing đã quyết định ngừng học 1 năm với 117 SV hệ CĐ do xếp loại rèn luyện kém. Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM thông báo hơn 900 SV bị trường đánh giá 0 điểm rèn luyện, xếp loại kém, trong đó gần 700 SV đang theo học, số còn lại là SV bảo lưu, thôi học hoặc bị đình chỉ.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Quyết định buộc thôi học SV có học lực yếu được quy định cụ thể trong quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

PGS-TS Lê Văn Tán cho rằng năm nào cũng có cả ngàn sinh viên bị cảnh báo học vụ, bị buộc thôi học do kết quả học tập kém, do tự ý bỏ học. Nguyên nhân có thể kể ra như khi vào được ĐH, các em SV tự cho mình được xả hơi, sa vào những cuộc vui, lao vào đi làm thêm kiếm tiền không chịu học tập nghiên cứu nên kết quả học tập sa sút, có cả SV chọn sai ngành nên chán rồi tự ý bỏ học…

TS Phan Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết các trường ĐH luôn cố gắng trong công tác chăm lo SV, nâng cao chất lượng đào tạo nhưng phía SV cũng cần sự cố gắng. Học ĐH cần sự tự giác, tự lập kế hoạch học tập chứ không giống như ở bậc phổ thông. Nhiều SV không thể thích nghi được phương pháp học ở bậc ĐH nên sớm phải chia tay môi trường ĐH; nhiều em sau khi chọn ngành mới thấy mình không phù hợp nên bỏ học.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng học ĐH chủ yếu là tự học thông qua nhiều hình thức. Các em phải tìm hiểu, thích nghi với cách dạy và học mới của nhà trường như học theo nhóm, học theo dự án...

Sáng tạo và khởi nghiệp ngay trong thời gian học ĐH cũng có thể giúp các em vươn lên làm những người chủ. Kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng cho sự thành công của SV trong tương lai, được hình thành trong quá trình học trên lớp, học ngoài giờ…

Đại diện các trường cho biết cảnh báo học vụ, nặng hơn là buộc thôi học đối với SV khiến SV không vui nhưng điều đó cho thấy các trường ĐH ngày càng mạnh tay siết chặt chất lượng đào tạo. Những SV không nghiêm túc, thiếu nỗ lực, kết quả kém sẽ sớm bị đào thải.